FAQ

Thủ tục chuyển khoản từ tài khoản tại công ty chứng khoán?

Câu hỏi:
Thủ tục chuyển khoản từ tài khoản tại công ty chứng khoán?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển khoản được thực hiện từ tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng sang một tài khỏan cá nhân khác được mở tại các ngân hàng thương mại. Điều đó cũng có nghĩa rằng khách hàng sẽ không được phép chuyển khoản nội bộ từ tài khoản giao dịch chứng khoán của cá nhân này sang một tài khoản giao dịch chứng khoán của cá nhân khác trong cùng một công ty chứng khoán hay sang một công ty chứng khoán khác.

Để chuyển khoản tiền từ TK giao dịch chứng khoán về TK cá nhân, tổ chức tại các Ngân hàng cần tuân theo những hướng dẫn cơ bản sau:

(1)     Đến Quầy giao dịch THANH TOÁN viết vào Giấy yêu cầu chuyển khoản (gồm 03 liên Trắng – Đỏ – Vàng ) và điền đầy đủ, rõ ràng thông tin Tên chủ TK, số TK giao dịch chứng khoán, tên người hưởng, số TK người thụ hưởng, tên Ngân hàng người thụ hưởng,  số tiền bằng chữ, bằng số, ký – ghi rõ họ tên trên cả 03 liên.

(2)     Xuất trình CMND/hộ chiếu (bản gốc) và chuyển cho nhân viên giao dịch.

(3)     Nhân viên giao dịch kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nhập số tiền khách hàng cần chuyển khoản và gửi lại liên Đỏ cho khách hàng lưu giữ, đối chiếu.

Ngoài ra, khách hàng có thể dùng dịch vụ chuyển khoản tiền để thanh toán cho các giao dịch phát sinh như: Chuyển khoản tiền mua thêm cổ phiếu mới, tham gia các hoạt động đấu giá cổ phiếu lần đầu của các công ty cổ phần khác hoặc đơn giản là thanh toán cho các giao dịch dân sự mang tính chất cá nhân trong đời sống dân sự.

Thủ tục rút tiền tại công ty chứng khoán?

Câu hỏi:
Thủ tục rút tiền tại công ty chứng khoán?

Trả lời:

Khách hàng muốn rút tiền tại tài khoản giao dịch chứng khoán cần tiến hành theo hướng dẫn sau:

(1)     Khách hàng đến Quầy giao dịch và liên hệ với bộ phận THANH TOÁN: Viết vào Phiếu rút tiền (gồm 03 liên Trắng, Đỏ, Vàng ) và điền đầy đủ, rõ ràng thông tin như Tên chủ TK, số CMND, địa chỉ thường trú, số TK, số tiền bằng chữ, bằng số, ký – ghi rõ họ tên trên cả 03 liên và chuyển cho nhân viên giao dịch kèm theo CMND/hộ chiếu (bản gốc)

(2)     Nhân viên giao dịch sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và làm các thủ tục cần thiết và chuyển lại chứng từ Rút tiền cho khách hàng.

(3)     Khách hàng cầm Phiếu rút tiền đã có chữ ký hợp lệ của nhân viên công ty và quay lại Quầy quỹ của công ty để yêu cầu rút tiền, đồng thời lấy lại 01 liên Đỏ để lưu giữ, đối chiếu.

Thủ tục gửi tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán?

Câu hỏi:
Thủ tục gửi tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán?

Trả lời:

Khách hàng muốn nộp tiền mặt vào tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán cần thực hiện theo các hướng dẫn cơ bản sau đây:

(1)     Khách hàng viết Phiếu Thu tại bộ phận Ngân quỹ của công ty (gồm 03 liên Trắng, Đỏ,  Vàng) và điền đầy đủ, rõ ràng thông tin Tên chủ TK, số TK, số tiền bằng chữ, bằng số, kê khai các loại tờ tiền và nộp vào Ngân quỹ của công ty.

(2)      Bộ phận ngân quỹ thu đủ tiền và đóng dấu xác nhận “Đã thu đủ” trên Phiếu thu rồi giữ lại liên Vàng, chuyển cho nhân viên giao dịch 02 liên Trắng và Đỏ.

(3)      Nhân viên giao dịch kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và nhập số tiền khách hàng gửi vào tài khoản trên hệ thống, đồng thời gửi lại liên Đỏ cho khách hàng lưu giữ, đối chiếu.

Cho biết vắn tắt các thủ tục khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán?

Câu hỏi:
Cho biết vắn tắt các thủ tục khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán?

Trả lời:

Đối với nhà đầu tư cá nhân: Thủ tục mở tài khoản như sau:

– Điền vào phiếu 01 Phiếu yêu cầu mở tài khoản tại Quầy lễ tân của công ty.

– Điền thông tin cá nhân vào 02 Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán do công ty cấp.

– Cung cấp 01 bản sao CMND (không cần có công chứng)

Đối với nhà đầu tư  tổ chức: Thủ tục mở tài khoản như sau:

– Điền vào phiếu 01 Phiếu yêu cầu mở tài khoản tại Quầy lễ tân của công ty.

–  Điền thông tin cá nhân vào 02 Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán do công ty cấp.

– Cung cấp 01 Mẫu chữ ký của khách hàng.

– Ngoài ra, cung cấp thêm một số giấy tờ kèm theo: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Bản sao giấy bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng và các giấy tờ khác có liên quan.

Sau khi hoàn thành các thủ tục nêu trên, Công ty sẽ cấp cho khách hàng một mã số để giao dịch chứng khoán và các giao dịch khác có liên quan.

Lưu ý: Theo quy định của UBCKNN, mỗi cá nhân, tổ chức chỉ được chỉ được phép mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một Công ty chứng khoán.

*Download file: Hợp đồng mở tài khoản

Tôi có mua được một số cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết trên thị trường OTC. Sắp tới đây công ty này sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vậy tôi phải làm gì?

Câu hỏi:
Tôi có mua được một số cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết trên thị trường OTC. Sắp tới đây công ty này sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vậy tôi phải làm gì?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bạn phải tới các công ty chứng khoán để làm thủ tục lưu ký và sau đó các công ty chứng khoán sẽ tiến hành tái lưu ký số chứng khoán này tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán trước khi chúng được giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Một cách đơn giản, nếu bạn đã mở tài khoản tại một công ty chứng khoán nào đó rồi thì bạn đem sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phần tới công ty chứng khoán. Bộ phận lưu ký sẽ có trách nhiệm làm thủ tục lưu ký số chứng khoán này qua việc xác nhận các thông tin về số lượng chứng khoán, chủ sở hữu chứng khoán và các thông tin cá nhân cần thiết khác được phản ánh trong sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Sau đó, bộ phận lưu ký sẽ làm thủ tục xác nhận bạn đã lưu ký số chứng khoán này tại công ty chứng khoán và gửi lại cho bạn một bản có đóng dấu xác nhận của công ty chứng khoán. Đồng thời, bộ phận lưu ký thu lại sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của bạn và gửi lên Trung tâm lưu ký chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty sẽ niêm yết (quá trình tái lưu ký). Sau một thời gian số chứng khoán của bạn sẽ về tài khoản nơi bạn mở tài khoản tại công ty chứng khoán đó. Và bạn chính thức được giao dịch bán, mua loại chứng khoán đó kể từ khi công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường.

Trường hợp bạn chưa mở tài khoản chứng khoán tại bất kỳ công ty chứng khoán nào, bạn có thể đến Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (đại lý nhận lệnh) và làm thủ tục mở tài khoản. Sau khi bạn được cấp mã số tài khoản thì làm thủ tục lưu ký sổ chứng khoán của bạn như các trường hợp đã đề cập ở trên.

Tôi muốn theo dõi và tìm hiểu các thông tin về cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Xin hãy cho biết tôi phải làm gì?

Câu hỏi:
Tôi muốn theo dõi và tìm hiểu các thông tin về cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Xin hãy cho biết tôi phải làm gì?

Trả lời:

Việc theo dõi và tìm hiểu thêm thông tin về các cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán là điều cần thiết nhất là bạn đang trong giai đoạn tìm hiểu, cân nhắc và đưa ra quyết định lựa chọn các chứng khoán để đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa coi trọng đúng mức việc này. Thông thường, mọi người chỉ làm tốt được việc này ở giai đoạn mới nhập cuộc sau đó họ thường và dễ bị cuốn hút theo các nhà đầu tư khác trên thị trường và chỉ quan tâm tới giá cả , diễn biến giao dịch của các cổ phiếu giao dịch hàng ngày.

Để chuẩn bị tốt cho việc tìm hiểu thông tin trên, bạn có thể vào địa chỉ website của UBCKNN, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán, các báo, tạp chí chuyên ngành về tài chính, chứng khoán, đầu tư như:

www.mof.gov.vn : Website của Bộ tài chính

www.sbv.gov.vn : Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

www.ssc.gov.vn : Website của Ủy ban chứng khóan nhà nước

www.vse.org.vn: Website của Trung tâm Giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh

www.hse.org.vn (hoặc www.hastc.org.vn) của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội

www.vsd.org.vn : Website của Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

www.ssi.com.vn : Website của Công ty cổ phần chứng khóan Sài Gòn.

www.vneconomy.vn : Website của Thời báo Kinh tế Việt Nam.

www.dddn.com.vn: Website của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

www.vir.com.vn : Website của Báo Đầu tư chứng khoán

Khi bạn vào các website của trên sẽ có nhiều thông tin đến hoạt động của các công ty niêm yết, các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, nhất là các thông tin cập nhật kịp thời quan trọng khác của các công ty chứng khoán thành viên, các quỹ đầu tư  và nhiều chủ thể khác tham gia trên thị trường chứng khoán.

Nguồn thông tin khác cũng thường xuyên đưa tin về các công ty trên thị trường chính là các báo, tạp chí điện tử hàng ngày, các bản tin thị trường hàng ngày có cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết, cơ bản về tình hình giao dịch hàng ngày của tất cả các cổ phiếu trên thị trường. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi nhanh diễn biến về giá cả của các công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như Bản tin Tài chính của Đài Truyền hình VN.

Bên cạnh đó, các báo cáo của các tổ chức tài chính nước ngoài có uy tín, các báo chí nước ngoài khác cũng cần và đáng tham khảo thêm.

Điều quan trọng là bạn nắm vững các khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, bạn phải có kiến thức về kinh tế, tài chính để có thể đọc và hiểu được các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh hay thuyết minh báo cáo tài chính của công ty niêm yết có sẵn trong các website nêu trên.

Tôi chưa từng đầu tư chứng khoán, nay tôi muốn tham gia vào thị trường. Vậy xin hãy cho biết các bước chủ yếu để tham gia thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư?

Câu hỏi:
Tôi chưa từng đầu tư chứng khoán, nay tôi muốn tham gia vào thị trường. Vậy xin hãy cho biết các bước chủ yếu để tham gia thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư?

Trả lời:

Trước hết, bạn cần tìm hiểu qua các công ty chứng khoán để cân nhắc lựa chọn công ty chứng khoán có uy tín, chất lượng, dịch vụ tốt và đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Bước tiếp theo bạn cần đến trực tiếp công ty chứng khoán đó và tiến hành các thủ tục cần thiết ban đầu để mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình. Nói chung, thủ tục mở tài khoản rất đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Bạn chỉ cần liên hệ với bộ phận lưu ký (hoặc bộ phận phụ trách mở tài khoản) rồi điền vào các mẫu đơn có sẵn các thông tin cá nhân trên đó kèm theo chứng minh thư nhân dân được photo (không cần công chứng). Tiếp đó, công ty chứng khoán sẽ xem xét tính hợp lệ của thông tin và cấp cho bạn một mã số giao dịch chứng khoán. Đây là mã số duy nhất và được sử dụng trong suốt quá trình giao dịch và làm việc giữa bạn và công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, để tiến hành các hoạt động đầu tư chứng khoán một cách nghiêm túc, bạn cần nghiên cứu thật kỹ các thông tin về các công ty đang niêm yết trên thị trường như ngành nghề hoạt động kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, quá trình thành lập và phát triển của công ty, thương hiệu, uy tín cũng như chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp trên thị trường…

Nếu bạn không có nhiều thời gian để tìm hiểu các thông tin trên thì  bạn có thể gặp gỡ và làm việc với các nhân viên môi giới của công ty chứng khoán để tìm hiểu và nắm rõ thêm chi tiết về những vấn đề mà bạn cần quan tâm. Bởi một điều hết sức quan trọng là nhân viên môi giới chính là người làm việc chuyên nghiệp nên có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích, giúp cho bạn nắm bắt cơ hội và đưa ra các quyết định đầu tư một cách hợp lý, hiệu qủa, nhanh chóng mà bạn không thật sự không ngờ tới.

Thông qua việc đến trực tiếp công ty chứng khoán và làm việc với các nhân viên môi giới, giao dịch cũng như trao đổi, tìm hiểu với các nhà đầu tư trên sàn giao dịch sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và có một cách nhìn khách quan, chính xác hơn về chất lượng phục vụ, tư vấn, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của công ty; sự phục vụ chuyên nghiệp, tận tình của các nhân viên; không gian sàn giao dịch, sự thuận tiện về mặt vị trí, địa điểm giao dịch của công ty và các tiện ích của công ty chứng khoán so với các công ty khác đang hoạt động trong ngành.

Điều này sẽ khẳng định thêm một lần nữa các quyết định của bạn là hòan toàn chính xác, tăng thêm sự tự tin và góp phần củng cố cho các quyết định đầu tư của bạn trong tương lai.

Cuối cùng, có 2 điều mà bạn cần lưu ý thêm là:

Mỗi khách hàng chỉ được mở duy nhất một tài khỏan giao dịch tại một công ty chứng khoán.

Đồng thời việc học hỏi, nghiên cứu các kiến thức về kinh tế, tài chính, chứng khoán và nắm bắt, cập nhật các thông tin liên quan đến kinh tế xã hội nói chung và về tình hình các doanh nghiệp nói riêng thông qua sách, báo, tài liệu, bản tin thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng khác là điều hết sức cần thiết, bổ ích và giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới một cách chủ động, sáng tạo.

Chúc bạn đầu tư thành công!

Xin cho biết ý nghĩa của các chứ số, màu sắc và thông tin được biểu thị trong quá trình theo dõi thông tin trên bảng điện tử trực tuyến của các công ty chứng khoán?

Câu hỏi:
Xin cho biết ý nghĩa của các chứ số, màu sắc và thông tin được biểu thị trong quá trình theo dõi thông tin trên bảng điện tử trực tuyến của các công ty chứng khoán?

Trả lời:

Ý nghĩa của các chữ số màu xanh, vàng đỏ:

– Màu xanh:       Biểu tượng cho sự thay đổi tăng giá

– Màu đỏ:          Biểu tượng cho sự thay đổi giảm giá

– Màu vàng:       Biểu tượng cho sự đứng giá (không thay đổi)

Các thông tin cơ bản được thể hiện trong bảng điện tử:

– Cột mã chứng khoán (symbol): Là mã hiệu (tên viết tắt) của chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK).

– Cột giá tham chiếu (Reference): Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

Đối với các cổ phiếu mới niêm yết lần đầu trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán T.p HCM thì giá này được xác định dựa trên mức giá cơ sở tạm tính trước (do công ty chứng khoán tư vấn niêm yết cho tổ chức niêm yết ) thực hiện và giao động trong biên độ (-) 20% so với giá cơ sở. Cổ phiếu này theo quy định sẽ được giao dịch trong 1 phiên và đóng cửa để xác định cho gía tham chiếu vào ngày giao dịch kế tiếp.

– Cột giá trần (Ceiling): Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán.

Trên TTGDCK TP HCM: Giá trần = Giá tham chiếu 2% *Giá tham chiếu

Trên TTGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu 3% * Giá tham chiếu

– Cột giá sàn (Floor): Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán CK.

Trên TTGDCK TP HCM: Giá sàn = Giá tham chiếu – 2% * Giá tham chiếu

Trên TTGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu – 3% * Giá tham chiếu

– Cột giá mở cửa (Open): Là mức giá thực hiện đầu tiên trong ngày giao dịch.

– Cột giá đóng cửa (Close): Là mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch.

– Cột giá khớp lệnh: Là mức giá tại đó khối lượng CK được giao dịch nhiều nhất.

– Cột khối lượng khớp lệnh (Total share volume): Là khối lượng CK được thực hiện tại mức giá khớp lệnh.

– Cột chênh lệch (Change Net %) hoặc ( /-): Là thay đổi của mức giá hiện tại so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch (= giá hiện tại – giá tham chiếu). Nếu ( ) là tăng và được biểu thị bằng chữ số màu xanh. Ngược lại (-) là giảm so với giá tham chiếu và được biểu thị bằng chữ số màu đỏ.

– Cột mua: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt mua được ưu tiên cao nhất tương ứng với các khối lượng đặt mua tại các mức giá cao nhất đó. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các phiên khớp lệnh liên tục trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán T.p HCM và Hà Nội.

– Cột bán: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt bán thấp nhất tương ứng với các khối lượng đặt bán tại các mức giá thấp nhất đó.

Điều cần lưu ý là, trong các phiên khớp lệnh định kỳ các Cột mua và Cột bán thể hiện sự ưu tiên về thứ tự khớp lệnh. Cụ thể là, ưu tiên cho các lệnh đặt mua, bán tại mức giá xác định giá mở cửa (ATO) và giá đóng cửa (ATC). Tiếp đó là các lệnh đặt tại mức giá bằng hoặc thấp hơn so với giá trần trong ngày giao dịch đó.

Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiển thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được thực hiện (dư mua, dư bán). Đồng thời, các lệnh đặt tại mức giá ATO, ATC khi dư mua hoặc dư bán sẽ tự động biến mất.

Q&A – Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là gì ?

Câu hỏi:
Q&A – Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là gì ?
Trả lời:

Thực chất của “dự phòng giảm giá “của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh chứng khoán là gi? Có phải là lỗ trong thời điểm hiện tại hay trong tương lai? (Nguyễn Gia Bảo)

Trả lời:

Về nghiệp vụ kế toán, “dự phòng giảm giá” của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh chứng khoán chính là việc ghi giảm giá trị tài sản (tài sản đầu tư tài chính – chứng khoán) của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán và ghi nhận một khoản chi phí (khoản lỗ) tương đương trên Bảng kết quả kinh doanh tại thời điểm công bố báo cáo tài chính.

Bản chất của “dự phòng giảm giá tài sản” giúp giá trị tài sản ghi trong các báo cáo tài chính phản ánh xác thực hơn giá trị thị trường hiện tại của tài sản đó, đồng thời phản ánh “trước” “khả năng” thua lỗ đối với tài sản trong tương lai khi tài sản tài chính đó “thực sự” được bán.

Tuy nhiên một vấn đề quan trọng nữa tiếp sau việc ghi “dự phòng giảm giá” là mức “dự phòng” là bao nhiêu? Những quyết định tài chính đó sẽ ảnh hưởng đến các con số báo cáo tài chính tiếp theo của doanh nghiệp.

Q&A – Lưu ký sau ngày chốt có được hưởng quyền không ?

Câu hỏi:
Q&A – Lưu ký sau ngày chốt có được hưởng quyền không ?
Trả lời:

Tôi lưu ký chứng khoán tại tài khoản của công ty chứng khoán sau ngày giao dịch không hưởng quyền 3 ngày. Vậy khi giao dịch cổ phiếu này thì tôi có được hưởng các quyền lợi về cổ tức và phát hành hay không (Trần Bình Minh).

Trả lời:

Thông thường, ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách người sở hữu chứng khoán là sau ngày giao dịch không hưởng quyền 02 ngày làm việc. Trung tâm lưu ký ngừng nhận lưu ký chứng trong 03 ngày làm việc trước, trong và sau ngày đăng ký cuối cùng. Thế nên bạn sẽ không có tên tại danh sách người sở hữu chứng khoán trong lần hưởng quyền này.

Các quyền của bạn (nếu có) vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, bạn phải liên hệ trực tiếp với tổ chức phát hành (hoặc đơn vị ủy quyền) để nhận các quyền này.

Ngưỡng hỗ trợ là gì?

Câu hỏi:
Ngưỡng hỗ trợ là gì?
Trả lời:
 

Tôi hay nghe nói về “ngưỡng hỗ trợ” đối với các chỉ số. Xin cho biết ngưỡng hỗ trợ là gì và ý nghĩa của nó với thị trường chứng khoán. Xin cảm ơn. (Hoàng Huy)

Trả lời:

Theo mô hình phân tích kỹ thuật, giá chứng khoán biến động trong một thời gian sẽ tạo ra hai mức làm căn cứ cho các nhà đầu tư mua bán đúng thời điểm. Một là mức kháng cự (Resistance), hay còn gọi là cận trên, hai là mức hỗ trợ (Support) còn gọi là cận dưới, là một cách tiếp cận khác về hành vi của thị trường.

Giá cổ phiếu bị tác động bởi ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Các thuật ngữ này có nghĩa, ngưỡng hỗ trợ giữ cho giá cổ phiếu ở trên một mức giá nhất định nào đó. Ngược lại, ngưỡng kháng cự lại kìm giá cổ phiếu ở dưới một mức giá nhất định nào đó.

Biểu diễn các đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giúp nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của nó trong quá khứ cũng như trong tương lai như thế nào. Nếu chúng ta thấy có giao dịch ở tại một trong hai ngưỡng này thì có thể dự đoán một cách tương đối giá của cổ phiếu mà chúng ta chọn mua. Sau đó chúng ta có thể ra quyết định mua bán trên những mức giá mong đợi này.

Robert Edwards và John Magee, hai tác giả cuốn “Kỹ thuật phân tích các xu hướng của cổ phiếu”, đã định nghĩa “ngưỡng hỗ trợ là ngưỡng mà tại đó nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu với một lượng đủ hiệu quả nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định”.

Trong khi đó, ngưỡng kháng cự thì ngược lại hoàn toàn. Đó là dấu hiệu nhà đầu tư nên bán ra một lượng cổ phiếu vừa đủ để thỏa mãn bên mua nhằm ngăn giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao hơn trong một khoảng thời gian.

Ngưỡng hỗ trợ không phải luôn ổn định và việc mức này giảm báo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ và mức mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới mức hỗ trợ hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, một mức khác thấp hơn sẽ được thiết lập.

Mức hỗ trợ thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường sẽ an toàn nếu giao dịch gần mức hỗ trợ hoặc tại mức này. Kỹ năng phân tích không phải là ngành nghiên cứu chính xác và đôi khi rất khó xác định mức hỗ trợ chính xác.

Hơn nữa, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức hỗ trợ một cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý khi cho rằng mức hỗ trợ bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8 so với mức này. Vì lý do này, nhiều nhà giao dịch và đầu tư đã tạo ra vùng hỗ trợ.

Repo chứng khoán là gì?

Câu hỏi:
Repo chứng khoán là gì?
Trả lời:

Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp.

Việc này được thực hiện như sau:

Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Cổ phiếu mang đi repo phải có tên trong danh sách cổ phiếu mà công ty chứng khoán chấp nhận repo.

Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ bán số cổ phiếu cho công ty chứng khoán trong thời hạn đó. Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.

Chỉ số EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư?

Câu hỏi:
Chỉ số EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư?
Trả lời:

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.

Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo “chất lượng” của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS

Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.

Cổ đông nhận báo cáo kiểm toán vào thời điểm nào?

Câu hỏi:
Cổ đông nhận báo cáo kiểm toán vào thời điểm nào?
Trả lời:

Điều 128 của Luật doanh nghiệp quy định: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị các báo cáo tài chính.

Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ phần đã phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.

Các báo cáo tài chính năm phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Báo cáo tài chính do Hội đồng quản trị chuẩn bị, báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Theo thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, Công ty đại chúng, Công ty niêm yết, Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm .

Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từ ngày tổ chức kiểm toán được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Lệnh ATO và ATC là gì?

Câu hỏi:
Lệnh ATO và ATC là gì?
Trả lời:

1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết tắt là ATO):

Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa và được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (viết tắt là ATC):

Lệnh ATC (At The Close – giao dịch tại giá đóng cửa) là loại lệnh mới được áp dụng trên TTCK từ khi tiến hành khớp lệnh liên tục. Về bản chất, lệnh này cũng tương tự lệnh ATO – giao dịch tại giá mở cửa – và chỉ khác ở chỗ được sử dụng duy nhất trong đợt khớp lệnh cuối cùng của phiên giao dịch.

Lệnh ATC được ưu tiên giao dịch trước lệnh giới hạn và không cần ghi mức giá cụ thể. Do đó, ATC đặc biệt hữu hiệu nếu NĐT muốn tranh bán nhưng điều này cũng tiềm ẩn rủi ro khớp phải giá không tốt (mua giá cao hoặc bán giá thấp).

Một điểm cần lưu ý, do lệnh ATC không ghi mức giá nên CTCK sẽ sử dụng giá trần để tính phí giao dịch.

Lệnh thị trường (MP) là gì?

Câu hỏi:
Lệnh thị trường (MP) là gì?

Trả lời:

Lệnh thị trường (viết tắt là MP) là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.

Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn, lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua (bán) tại mức giá cao (thấp) hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MP mua hoặc giá sàn đối với lệnh MP bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

Các thành viên không được nhập lệnh MP vào hệ thống giao dịch khi chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với chứng khoán đó.

Các lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài nếu không được thực hiện hết sẽ tự động bị huỷ bỏ.

Lệnh thị trường chỉ sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục (9:00 – 10:00).

Bạn có thể thấy quá trình sử dụng lệnh thị trường rõ hơn qua sơ đồ và ví dụ sau:

Lệnh không ghi giá (ghi MP – giá thị trường)

Ví dụ:  Mua REE 1.000cp @MP

Bán SAM 500cp @MP

Trình tự khớp:

Lệnh đối ứng? Không có >> Lệnh bị từ chối

Có >> Xét Giá tốt nhất: Khớp hết? >> Chấm dứt

Không khớp hết >> Giá tốt kế tiếp. Khớp hết? >> Chấm dứt

Không khớp hết >> Giá tốt kế tiếp…

Khối lượng lệnh MP hết? >>  Chấm dứt

Khối lượng lệnh MP còn >> Chờ trên sổ lệnh tại mức giá thực hiện cuối cùng +1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP mua (-1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP bán).

Ví dụ về lệnh thị trường:

Sổ lệnh cổ phiếu BBB như sau:

KL Mua

 

Giá mua

 

Giá bán

 

KL Bán

 

500 MP 1200 1000
    121 2000

Kết quả khớp lệnh:

– 3000  – 1000(120)

– 2000(121)

– 2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 122.

Sổ lệnh cổ phiếu BBB sau khi so khớp như sau:

  KL Mua

 

Giá mua

 

Giá bán

 

KL Bán

 

2000 122    
       

Kết quả khớp lệnh:

– 3000  – 1000(120)

– 2000(121)

– 2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 122…

Lệnh Stop Loss là gì?

Câu hỏi:
Lệnh Stop Loss là gì?
Trả lời:
Ở thị trường chứng khoán nước ngoài, để giảm thiểu lỗ, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Stop Loss. Xin cho biết lệnh Stop Loss là gì, cách thức đặt lệnh thế nào, và thị trường Việt Nam đã áp dụng lệnh này chưa? (Pham Hoang Giang)

Trả lời:

Stop Loss Order (tạm dịch: Lệnh bán tự động) là mệnh lệnh cho phép bán tự động khi giá của loại cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ rớt xuống một mốc nhất định. Mục đích của lệnh này rất rõ ràng: nhà đầu tư muốn “thoát” khỏi một loại cổ phiếu nào đó trước khi nó rớt giá hơn nữa.

Cách thức đặt lệnh và nguyên tắc hoạt động của lệnh Stop Loss:

Nhà đầu tư nói với nhà môi giới chứng khoán rằng họ muốn có một lệnh Stop Loss ở một mức giá nhất định đối với loại cổ phiếu họ đang nắm giữ. Khi cổ phiếu xuống đến mức giá đó, lệnh Stop Loss của nhà đầu tư ngay lập tức có hiệu lực. Nó sẽ được khớp lệnh, tức là nhà đầu tư ngay lập tức bán được cổ phiếu của mình ở mức giá thị trường tốt nhất có thể.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giá 20.000 đồng. Nhà đầu tư này xác định mức độ thiệt hại tối đa là 10%. Vậy, nhà đầu tư ra lệnh Stop Loss ở mức giá 18.000 đồng.

Nếu chẳng may cổ phiếu đó bị rớt giá liên tục thì hệ thống tự động của nhà môi giới sẽ bán ở mức 18.000 đồng. Nếu cổ phiếu lên xuống ở mức trên 18.000 đồng thì lệnh Stop Loss không có hiệu lực, và nhà đầu tư vẫn sở hữu số chứng khoán của mình. Lợi ích của lệnh này là khi giá cổ phiếu giảm liên tục, nhà đầu tư vẫn bảo toàn được tiền ở mức rủi ro xác định.

Theo quy định hiện thời, lệnh Stop Loss chưa được áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam.